Marvelon

Marvelon Tương tác

desogestrel + ethinylestradiol

Nhà sản xuất:

Organon

Nhà phân phối:

Gigamed
Thông tin kê toa chi tiết tiếng Việt
Tương tác
Tương tác
Lưu ý: Nên tham khảo thông tin kê toa của thuốc dùng đồng thời để xác định tương tác có thể xảy ra.
Tương tác giữa thuốc tránh thai dạng uống với các thuốc khác có thể gây chảy máu và/hoặc suy giảm tác dụng tránh thai khi dùng đường uống. Những tương tác sau đã được báo cáo trong y văn.
Chuyển hóa gan: Các tương tác có thể xảy ra với các thuốc hoặc thảo dược mà gây cảm ứng enzyme gan, đặc biệt các enzyme cytochrome P450 (CYP), dẫn đến tăng độ thanh thải gây giảm nồng độ trong huyết tương của các hormon sinh dục và có thẻ làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống phối hợp, bao gồm Marvelon. Các thuốc này bao gồm (phenytotin, phenobarbital, primidon, bosentan, carbamazepin, rifampicin, và có thể oxcarbazepin, topiramat, felbamat,  griseofulvin, một số  thuốc ức chế HIV protease (Ví dụ ritonavir) và các thuốc ức chế quá trình sao chép ngược non-nucleosid (Ví dụ efavirenz) và các thuốc chứa thảo dược St.John’s.
Sự cảm ứng enzym có thể xảy ra một vài ngày sau khi điều trị. Sự cảm ứng enzym tối đa thường được quan sát trong vòng vài tuần. Sau khi ngừng thuốc, cảm ứng enzyme có thể kết thúc sau khoảng 28 ngày.
Khi sử dụng đồng thời với các thuốc tránh thai hormon, nhiều phối hợp của các thuốc ức chế HIV protease (ví dụ nelfinavir) và các thuốc ức chế sao chép ngược non-nucleosid (nevirapin) và/hoặc phối hợp với các thuốc kháng viêm gan siêu vi C (HCV) (ví dụ boceprevir, telaprevir) có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ các progestin trong huyết tương, bao gồm chất chuyển hóa có hoạt tính của desogestrel là etonogestrel hoặc các estrogen. Ảnh hưởng của các thay đổi này có thể liên quan đến lâm sàng trong một vài trường hợp.
Những phụ nữ sử dụng các thuốc cảm ứng enzym gan hoặc các thảo dược trên nên được tư vấn rằng hiệu quả của Marvelon có thể giảm. Biện pháp tránh thai màng chắn có thể được sử dụng bên cạnh Maverlon trong thời gian sử dụng các thuốc cảm ứng enzym gan và 28 ngày sau khi ngừng thuốc các thuốc cảm ứng enzym gan này.
Nếu thuốc phối hợp được sử dụng sau khi khi kết thúc viên thuốc cuối cùng trong vỉ COC hiện tại, vỉ COC tiếp theo nên được bắt đầu ngay sau, bỏ qua giai đoạn sử dụng viên thuốc không có hoạt tính.
Với phụ nữ sử dụng dài hạn các thuốc cảm ứng enzym, nên cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai khác mà không bị ảnh hưởng bởi các thuốc cảm ứng enzyme. Phối hợp các thuốc ức chế CYP 3A4 mạnh (ketoconazol, itraconazol, clarithromycin) hoặc trung bình (fluconazole, diltiazem, erythromycin) có thể làm tăng nồng độ huyết tương của các estrogen hoặc progestin, bao gồm chất chuyển hóa có hoạt tính của desogestrel là etonogestrel.
Tác dụng tránh thai đường uống có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thuốc. Theo đó, nồng độ trong huyết tương và mô có thể bị tăng (như cyclosporin) hoặc giảm (như lamotrigin).
Trong các thử nghiệm lâm sàng với phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C phối hợp thuốc ombitasvir/paritaprevir/ritonavir có hoặc không có dasabuvir, nồng độ ALT tăng hơn 5 lần mức giới hạn cao (ULN) xuất hiện thường xuyên hơn trên những phụ nữ sử dụng các thuốc có chứa ethinylestradiol như các CHC. Marvelon phải được ngừng sử dụng trước khi bắt đầu phác đồ thuốc phối hợp ombitasvir/paritaprevir/ritonavir có hoặc không có dasabuvir (xem Chống chỉ địnhTương tác). Marvelon có thể được tái khởi động khoảng 2 tuần sau khi kết thúc điều trị với phác đồ phối hợp các thuốc trên.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Sử dụng steroid tránh thai có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm các thông số sinh hóa của gan, tuyến giáp, chức năng thận và thượng thận, nồng độ các protein (chất mang) trong huyết tương, ví dụ globulin gắn corticosteroid và các thành phần lipid/lipoprotein, các thông số chuyển hóa carbohydrate và các thông số đông máu và tiêu sợi huyết. Những thay đổi thường trong giới hạn xét nghiệm bình thường.
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Đăng nhập
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Đăng nhập